Ở Thị trấn Lạt (Tân Kỳ-Nghệ An) có lương y Bùi Đức Lục được ví là người “khắc tinh” rắn độc. Nhiều trường hợp bị rắn độc cắn đến mức tưởng chừng vô phương cứu chữa, nhưng khi đến với ông thì sự sống đã trở lại kỳ diệu. Ông Lục mong muốn mọi người đều biết chữa trị khi bị rắn độc cắn một cách thông dụng, đơn giản bằng thuốc nam dễ trồng, dễ kiếm...
Người “khắc tinh” rắn độc
Lần dở từng trang sổ, lương y Bùi Đức Lục đếm được 149 ca bị rắn
độc cắn do ông chữa khỏi. Đó là con số được tính từ tháng 7/2004 đến
tháng 7/2012. Ông Lục kể: Sinh năm 1961, lên 12 tuổi ông đã giúp cha đi
hái lá thuốc chữa rắn cắn. Điều ông nhớ rõ là 100% ca bị rắn cắn đến với
ông đều được chữa khỏi. Có những ca tưởng chừng bó tay, nhưng vẫn lấy
lại được sự sống cho họ.
Lương y Bùi Đức Lục
Cách đây 7 năm, anh Hùng là công an ở Trại giam số 3, bị rắn cặp
nia cắn, được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tân Kỳ cấp cứu. Khi
bệnh nhân cấm khẩu, bác sĩ coi như bó tay, thì người nhà mới tìm đến ông
Lục. “Còn nước còn tát” ông kiên trì dùng thuốc xoa bóp, hòa thuốc cho
uống từng thìa. Sau hơn 10 tiếng đồng hồ chữa trị, bệnh nhân qua khỏi
cơn nguy kịch và sự sống đến với bệnh nhân một cách kỳ diệu.
Năm 2008, cháu gái tên Tú, 9 tuổi, ở Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị
rắn độc cắn đến mức nằm bất động, phải thở ô xy. Được người nhà đưa đến
nhờ ông cứu chữa. Trước sự sống và cái chết của bệnh nhân chỉ còn tính
bằng phút, ông Lục đã bình tĩnh xử lý bằng bài thuốc nam qua nhiều năm
kinh nghiệm, ông đã cứu chữa bệnh nhân khỏi cơn nguy kịch.
Ông Lục nói, ở vùng nào cũng có nhiều rắn độc trú ngụ, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, rắn độc xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Con người không cảnh giác là rất dễ bị rắn cắn. Khi bị rắn độc cắn, nếu chủ quan để thời gian quá lâu rất dễ dẫn đến tử vong. Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đăng tải rất nhiều trường hợp tử vong do bị rắn độc cắn. Điều đó có nghĩa là người dân còn chủ quan với rắn độc. Chính vì thế, bài thuốc nam chữa rắn độc cắn của ông rất muốn được giới thiệu để mọi người dân biết một cách rộng rãi để tự cứu chữa khi không may bị rắn độc cắn.
Triệu chứng khi bị rắn độc cắn
Đầu tháng 8, Hội KHKT huyện Tân Kỳ phối hợp với Hội Đông y huyện tổ chức hội thảo khoa học về đề tài “Cách phòng tránh và bài thuốc nam chữa rắn độc cắn”. Rất đông người là cán bộ và nhân dân đến nghe. Trong số ấy có nhiều người đến từ Sở Y tế, Hội Y học dân tộc Cổ truyền Nghệ An, Hội Đông y tỉnh, Bộ đội Biên phòng Nghệ An và Trường Đại học Dược Hà Nội.
Đề tài khoa học “Cách phòng tránh và bài thuốc nam chữa rắn độc cắn” được Lương y Bùi Đức Lục cùng với một số lương y khác soạn thảo, giới thiệu một cách cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, với nhiều kinh nghiệm lâu năm trong quá trình điều trị rắn độc cắn. Những loại rắn độc thường gặp, được các lương y xác định, như: rắn hổ chúa, rắn lục đỏ đuôi, rắn cặp nia, rắn cặp nong, rắn khô mộc, rắn mổ cò, rắn đẻn (ở biển), rắn chun đất. Các loại rắn này đều có 2 nanh, chúng thường xuyên xuất hiện về mùa hè, mùa mưa lũ, ban đêm, trên các nương rẫy, ruộng lúa…
Ông Lục nói, ở vùng nào cũng có nhiều rắn độc trú ngụ, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, rắn độc xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Con người không cảnh giác là rất dễ bị rắn cắn. Khi bị rắn độc cắn, nếu chủ quan để thời gian quá lâu rất dễ dẫn đến tử vong. Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đăng tải rất nhiều trường hợp tử vong do bị rắn độc cắn. Điều đó có nghĩa là người dân còn chủ quan với rắn độc. Chính vì thế, bài thuốc nam chữa rắn độc cắn của ông rất muốn được giới thiệu để mọi người dân biết một cách rộng rãi để tự cứu chữa khi không may bị rắn độc cắn.
Triệu chứng khi bị rắn độc cắn
Đầu tháng 8, Hội KHKT huyện Tân Kỳ phối hợp với Hội Đông y huyện tổ chức hội thảo khoa học về đề tài “Cách phòng tránh và bài thuốc nam chữa rắn độc cắn”. Rất đông người là cán bộ và nhân dân đến nghe. Trong số ấy có nhiều người đến từ Sở Y tế, Hội Y học dân tộc Cổ truyền Nghệ An, Hội Đông y tỉnh, Bộ đội Biên phòng Nghệ An và Trường Đại học Dược Hà Nội.
Đề tài khoa học “Cách phòng tránh và bài thuốc nam chữa rắn độc cắn” được Lương y Bùi Đức Lục cùng với một số lương y khác soạn thảo, giới thiệu một cách cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, với nhiều kinh nghiệm lâu năm trong quá trình điều trị rắn độc cắn. Những loại rắn độc thường gặp, được các lương y xác định, như: rắn hổ chúa, rắn lục đỏ đuôi, rắn cặp nia, rắn cặp nong, rắn khô mộc, rắn mổ cò, rắn đẻn (ở biển), rắn chun đất. Các loại rắn này đều có 2 nanh, chúng thường xuyên xuất hiện về mùa hè, mùa mưa lũ, ban đêm, trên các nương rẫy, ruộng lúa…
Đặc điểm chung của rắn độc cắn là có 2 vết thẳng song song, do 2
nanh độc gây ra để dẫn dịch vào cơ thể đối tượng bị cắn. Nếu có 3 – 4
vết chứng tỏ rắn độc đã cắn 2 – 3 lần. Rắn độc có thể cắn 3 – 4 người
trong 1 tiếng đồng hồ, mà độc tố và lượng dịch độc như nhau. Rắn độc cắn
có 2 dạng: “cắn ướt” và “cắn khô”, nhưng nguy hiểm nhất là cắn ướt, chỉ
trong vòng từ 5 – 40 phút là có thể sốc phản vệ. Các trường hợp “cắn
khô” sẽ nhiễm độc sau 12 – 24 giờ.
Căn cứ vào các nhóm độc tố để xác định. Nếu nhóm độc tố thần kinh thì triệu chứng của nó là vết cắn mờ, có khi đau nhẹ, hoặc không đau, sưng ít hoặc không sưng. Khi mới cắn có thể thấy hơi tê hoặc bình thường. Nếu sờ vào điểm bị cắn thấy cảm giác lạnh, phản xạ kém, gây buồn ngủ, sập mi mắt. người thấy bồn chồn, không yên, giảm linh hoạt, nói chậm không rõ, trí nhớ giảm. Nếu đau bụng, đau bàng quang tức là đã nhiễm độc toàn thân. Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, suy hô hấp…
Căn cứ vào các nhóm độc tố để xác định. Nếu nhóm độc tố thần kinh thì triệu chứng của nó là vết cắn mờ, có khi đau nhẹ, hoặc không đau, sưng ít hoặc không sưng. Khi mới cắn có thể thấy hơi tê hoặc bình thường. Nếu sờ vào điểm bị cắn thấy cảm giác lạnh, phản xạ kém, gây buồn ngủ, sập mi mắt. người thấy bồn chồn, không yên, giảm linh hoạt, nói chậm không rõ, trí nhớ giảm. Nếu đau bụng, đau bàng quang tức là đã nhiễm độc toàn thân. Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, suy hô hấp…
Nhóm phù nề, hoại tử thì vết cắn biểu hiện rõ và có màu đỏ, tím,
bầm, xanh; bọt nước màu đục nhạt, sưng nhanh từ điểm cắn và lan tỏa.
Bệnh nhân đau, đau dữ dội, đau rân trên da. Sốc phản vệ, loạn nhịp tim,
huyết áp tụt, bụng đau, nôn mửa, đi ngoài tháo lỏng, đau bàng quang.
Hoại tử tế bào, sốt cao, nhiểm trùng. Chảy máu nội tạng, chảy dịch hoại
tử ra ngoài gây mùi đặc trưng, mắt giãn đồng tử, mi mắt sập, suy hô hấp,
liệt thần kinh tứ chi.
Khi người bị rắn độc cắn, trước hết phải làm động tác sơ cứu. Cách sơ cứu, trước tiên là phải garô phía trên vết cắn để hạn chế nọc độc chạy về tim và về đầu nạn nhân. Không garo cố định một điểm quá 15 phút. Garô xong dùng kim, gai hoặc vật cứng chắc để khêu miệng vết cắn và châm xung quanh (độ sâu tùy thuộc vào điểm cắn) để máu nhiễm độc được phóng bế ra ngoài. Dùng xà phòng hoặc nước sinh khí dung dịch kháng khuẩn rửa vết thương, sát trùng khu vực bị cắn.
Khi người bị rắn độc cắn, trước hết phải làm động tác sơ cứu. Cách sơ cứu, trước tiên là phải garô phía trên vết cắn để hạn chế nọc độc chạy về tim và về đầu nạn nhân. Không garo cố định một điểm quá 15 phút. Garô xong dùng kim, gai hoặc vật cứng chắc để khêu miệng vết cắn và châm xung quanh (độ sâu tùy thuộc vào điểm cắn) để máu nhiễm độc được phóng bế ra ngoài. Dùng xà phòng hoặc nước sinh khí dung dịch kháng khuẩn rửa vết thương, sát trùng khu vực bị cắn.
Không bóp nặn ở điểm bị cắn, không xoa bôi các loại dầu nóng lên
vết cắn. Không cho nạn nhân uống thuốc lào và các loại thuốc có độc tố.
Dùng dây vải hoặc dây roodi băng khu vực bị cắn, cố định theo thanh nẹp
để hạn chế bớt sự di chuyển của nọc độc.
Và bài thuốc nam “3 dễ”
Và bài thuốc nam “3 dễ”
Với gần 40 năm cùng với người cha chuyên cứu người bị rắn độc cắn,
Lương y Bùi Đức Lục đã đúc kết được bài thuốc “3 dễ”. Đó là dễ tìm, dễ
bào chế và dễ điều trị. 3 loại lá cây rất dễ tìm kết hợp với nhau để cấp
cứu khi bị rắn độc cắn.
Đó là: Lá cỏ chỉ thiên (thường mọc trong vườn, hoặc ngoài bờ ruộng); lá xuyên tiêu (họ lá trâng mọc ở bờ bụi); lá cây găng có gai (cây găng ổi mọc thẳng bờ rào, đồi rừng). Kinh nghiệm cho thấy, khi hái những lá này về mùa hè thì có công dụng cao hơn và thu hái khi trời nắng, hoặc buổi chiều. Cách bào chế, sơ chế khi đang tươi, bằng cách cắt, thái lá và phơi nắng riêng từng loại.
Đó là: Lá cỏ chỉ thiên (thường mọc trong vườn, hoặc ngoài bờ ruộng); lá xuyên tiêu (họ lá trâng mọc ở bờ bụi); lá cây găng có gai (cây găng ổi mọc thẳng bờ rào, đồi rừng). Kinh nghiệm cho thấy, khi hái những lá này về mùa hè thì có công dụng cao hơn và thu hái khi trời nắng, hoặc buổi chiều. Cách bào chế, sơ chế khi đang tươi, bằng cách cắt, thái lá và phơi nắng riêng từng loại.
Tính lượng từng loại lá để trộn thuốc: cỏ chỉ thiên 2 (40%), xuyên
tiêu 2 (40%), lá găng 1 (20%). Sấy thuốc ở nhiệt độ không quá 500C để
tránh giảm tính năng của thuốc, đảo đều, khô giòn, sau đó tán thành bột.
Gói kín cẩn thận không để không khí vào và cất nơi cao ráo. Thuốc cất
giữ được từ 24 – 36 tháng.
Khi người bị rắn độc cắn, có thể hòa bột với nước sôi nóng cho bệnh nhân uống. Hoặc đắp và ngâm, bôi. Dùng nước sôi nóng hòa trộn với thuốc đủ ướt có độ dẻo để đắp vào chỗ rắn cắn và những nơi sưng, rồi dùng gạc băng giữ độ ẩm để đủ điều kiện cho thuốc thẩm thấu vào cơ thể. Nhưng hiệu quả nhất là dùng phương pháp “nội ẩm, ngoại đồ” tức là trong uống, ngoài rịt.
Khi người bị rắn độc cắn, có thể hòa bột với nước sôi nóng cho bệnh nhân uống. Hoặc đắp và ngâm, bôi. Dùng nước sôi nóng hòa trộn với thuốc đủ ướt có độ dẻo để đắp vào chỗ rắn cắn và những nơi sưng, rồi dùng gạc băng giữ độ ẩm để đủ điều kiện cho thuốc thẩm thấu vào cơ thể. Nhưng hiệu quả nhất là dùng phương pháp “nội ẩm, ngoại đồ” tức là trong uống, ngoài rịt.
Khi cấp cứu, cần xác định biểu hiện triệu chứng lâm sàng để điều
trị. Nếu bệnh nhân tự uống thuốc được thì cho bệnh nhân uống thuốc theo
liều lượng, đồng thời cởi bỏ dây garo. Nếu vết cắn có tụ máu màu đen,
xanh, tím, phồng dộp thì khai thông, phóng bế, đến khi nào máu có màu đỏ
bình thường thì dùng thuốc đắp và băng lại. Khi bệnh nhân ổn định thì
mỗi ngày thay thuốc 2 lần. Mỗi lần thay thuốc là dùng nước sôi để nguội
rửa sạch vết thương.
Trường hợp bệnh nhân bị cấm khẩu, khó há miệng, kém phản xạ nuốt,
nổi hạch cổ, tràn dịch vòm họng thì dùng thuốc hòa nước sôi nóng, sau đó
thêm nước nguội để sử dụng ngay, đắp thuốc trực tiếp vào 2 bên góc hàm ở
cổ. Dùng thuốc bôi, xoa bóp cơ hàm, thái dương, day huyệt. Dùng xi lanh
hút đờm dãi để bệnh nhân dễ thở. Điều cần thiết nữa là đưa bệnh nhân
đến cơ sở y tế để hỗ trợ hô hấp, truyền dịch.
Trường hợp bệnh nhân bị hôn mê, đây là giai đoạn nguy cơ tử vong
cao. Việc đầu tiên phải làm là đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu
hô hấp kịp thời, truyền dịch, thở ô xy. Dùng xi lanh bơm thuốc vào đường
xông dạ dày, vì bệnh nhân mất phản xạ nuốt. Nếu dạ dày bị co nhỏ lại
thì không cho bệnh nhân ăn gì, để dạ dày đủ chỗ chứa thuốc.
Lời khuyên của Lương y Bùi Đức Lục để đề phòng rắn cắn là không nên
bắt rắn bằng tay không. Dù trong nhà hay ngoài sân, vườn… lúc nào cũng
cảnh giác với rắn. Nếu không may bị rắn cắn thì phải cấp cứu kịp thời,
bằng cách đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, hoặc sử dụng bài thuốc nam như
đã giới thiệu.
Tư liệu hay đây.
Trả lờiXóaEm trên núi rắn rết nhiều nên phải phòng sẵn đó chị! :D
Xóa